4.1.3. Những năm tháng không thể nào quên

 Vũ Hải, nguyên CBGD Bộ môn Cấp thoát nước

Lời nói đầu

Thày Vũ Hải là 1 trong 2 thành viên đầu tiên (cùng với thày Trần Hữu Uyển) sau khi tốt nghiệp lớp Quy hoạch đô thị khóa 3 của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 1962 được giữ lại làm cán bộ giảng dạy  để xây dựng nên nền móng cho Bộ môn Cấp thoát nước trong tương lai. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số đoạn trích trong cuốn hồi ký “Dấu ấn thời gian” do thày Hải viết về những ngày đầu xây dựng Bộ môn để thế hệ đi sau cùng mọi người hiểu thêm về lịch sử Bộ môn, những khó khăn gian khổ và những phấn đấu không mệt mỏi của các thày trong những ngày đầu tiên ấy để có được một ngành Cấp thoát nước lớn mạnh và đạt nhiều thành tựu tốt đẹp như hôm nay.

 

1. Những tháng ngày sinh viên

Mùa hè năm 1958 sau khi tốt nghiệp Trung học Phổ thông tôi thi tuyển vào trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tháng 8 năm 1958 nhận được giấy báo trúng tuyển vào trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, tôi mừng vui khôn xiết. Tôi được phân công vào học ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp khóa 3 thuộc khoa “Xây dựng – Cầu đường – Thủy lợi” của Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Trường Bách Khoa khi đó nằm tại khu Học xá Đông Dương cũ, có cổng vào từ phố Bạch Mai thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Trường rất rộng, diện tích trên 10 ha, bên trong có 4 ngôi nhà lớn 4 tầng mang số hiệu A – B – C – D rất đẹp với  mái ngói cong, nằm 2 bên sân vận động Bách Khoa. Trong ngôi nhà 4 tầng  có bố trí  văn phòng  cho các bộ môn, phòng thí nghiệm; đặc biệt tầng 1 được bố trí làm giảng đường lớn, có thể chứa tới hàng trăm sinh viên, là nơi chúng tôi đến học tập hàng ngày. Sân vận động Bách Khoa là nơi chúng tôi tập thể dục buổi sáng, học tập thể dục thể thao buổi chiều như các môn điền kinh : nhẩy cao, nhẩy xa, xà đơn, xà kép, ném tạ… Sân vận động cũng là nơi mít tinh, văn nghệ, lễ hội ngoài trời và đặc biệt là nơi tổ chức các trận đấu bóng đá sôi nổi, hào hứng giữa các khoa trong trường hay thi đấu giải bóng đá sinh viên của các trường Đại học Hà Nội. Trong trường còn rất nhiều công trình khác như ký túc xá sinh viên, nhà ăn tập thể cho cán bộ và sinh viên, hội trường lớn, thư viện, trạm y tế, cửa hàng căng tin v.v.v… Tôi được bố trí vào ở trong ký túc xá sinh viên của trường là dãy nhà 1 tầng lợp lá, trong ngôi nhà đầu tiên sát phòng thường trực ngay cổng ra vào trường. Mỗi dãy nhà bố trí cho 1 tổ sinh viên ở khoảng 20 – 25 người. Lớp tôi có 4 tổ : tổ 17, 18, 19, 20 nên sử dụng 4 dãy nhà liền kề nhau để tiện cho sinh hoạt và học tập. Trong nhà có bố trí loại giường goã 2 tầng để ở được nhiều người. Tôi ở tổ 18 và được bố trí ở tầng trên nên mỗi lần về phòng phải trèo lên tầng trên để nghỉ ngơi và học tập; có lần học khuya về trèo lên vấp phải thành giường đau sưng cả đầu gối. Có một bài thơ ghi lại những hình ảnh ấy ở trường Đại học Bách Khoa hồi đó như sau:

                 “ Có phải Bách Khoa ơi trường cũ

                   Vẫn những mái nhà tranh bé nhỏ

                   Ấp ủ tình gia đình tập thể thương yêu

                   Vẫn những đàn chim én dập dìu

                   Đùa nóc nhà A tỏa nắng

                   Nơi đây đã bao nhiêu năm tháng

                   Bao ngày đêm tôi học tập miệt mài

                   Có còn không những chiếc giường đôi

                   Đêm nao học khuya về tôi vấp phải

                  Đầu gối sưng lên nhưng còn nhớ mãi …”

Khi đậu vào Trường Đại học Bách Khoa, hầu hết sinh viên chúng tôi đều được Nhà nước cấp học bổng với tiêu chuẩn 21 đồng/người/tháng. Sau khi trừ tiền ăn ở bếp tập thể chúng tôi còn thừa khoảng 4 – 5 đồng để chi tiêu, mua sắm đồ dùng cá nhân (xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng…)  và ăn sáng. Lúc này miền Bắc đang vào thời kỳ phồn thịnh, sản xuất gia tăng nên thực phẩm phong phú và giá rất rẻ. Tôi còn nhớ buổi sáng chỉ mua 1 hào xôi là đầy một bát sắt Trung Quốc to tú hụ, còn phở bò phở gà thì giá chỉ có 2 hào / 1 tô mà thôi. Có thể nói mọi điều kiện sinh hoạt thật là lý tưởng cho bọn sinh viên chúng tôi để có thể yên tâm chăm chú vào học tập.

Thầy Hiệu trưởng đầu tiên khi tôi bước chân vào học tại trường Bách Khoa là Giáo sư Tạ Quang Bửu. Ông là nhà khoa học lớn của đất nước, đã theo học ở Pháp và được Bác Hồ đưa về nước để phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống Pháp và đã được phong chức Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Lúc đó nhà nước đề ra chính sách giáo dục mới để đào tạo một lớp trí thức mới “vừa hồng vừa chuyên” cho đất nước. Vì vậy năm ấy, niên học 1958 - 1959 trước khi đi vào học tập chuyên môn toàn thể sinh viên của Trường đều phải sát hạch qua lớp chỉnh huấn kéo dài 1 tháng về đường lối cách mạng của Đảng trong thời kỳ mới và rèn luyện tư tưởng theo chủ nghĩa Mác Lê Nin. Sau đó toàn trường đi lao động tại công trường Đại thủy nông Bắc Hưng Hải - một công trình đào kênh dẫn nước sông Hồng - phục vụ tưới tiêu cho 3 tỉnh : Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương lớn nhất miền Bắc thời bấy giờ. 

            Sau khi học tập được 3 năm,  do nhu cầu của đất nước vào niên học 1961-1962 lớp Quy hoạch đô thị khóa 3 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được thành lập tách ra từ lớp Xây dựng dân dụng và công nghiệp khóa 3. Tổng số sinh viên của lớp là 30 người . Sau khi học bổ túc một học kỳ bằng các môn học chuyên  ngành như : quy hoạch đô thị, giao thông đô thị, cấp thoát nước... toàn bộ sinh viên của lớp được gửi đi thực tập tại Viện quy hoạch đô thị và nông thôn – Bộ Xây Dựng vào cuối năm 1961 đầu năm 1962. Khi đó tại đây có đoàn chuyên gia Liên Xô của Viện quy hoạch đô thị Leningrad đang giúp Việt Nam làm quy hoạch cho Thủ đô Hà Nội. Sau quá trình thương lượng Đoàn chuyên gia Liên Xô đồng ý giúp hướng dẫn cho sinh viên lớp Quy hoạch đô thị khóa 3 làm đồ án tốt nghiệp. Một nửa lớp làm đồ án về quy hoạch kiến trúc, nửa lớp còn lại làm về quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị. Các thày hướng dẫn tốt nghiệp lúc đó tôi còn nhớ là Kiến trúc sư Igor ? (kiến trúc), kỹ sư Kirichencô (cấp nước), phó tiến sĩ B.C Nađưsép (thoát nước) v...v... Tôi được phân công làm đề tài “ Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cho khu đô thị Tây Hồ - Hà Nội” do phó tiến sĩ B.C Nađưsép hướng dẫn .

 Sau 3 tháng trời thày trò làm việc miệt mài, toàn thể lớp Quy hoạch Đô thị chúng tôi đã bảo vệ thành công đồ án tốt nghiệp với điểm tối ưu (điểm 5 – điểm vàng là điểm cao nhất của Liên Xô thời đó). Một bữa tiệc ăn mừng tốt nghiệp đã được tổ chức tại khách sạn Kim Liên Hà Nội – nơi các chuyên gia Liên Xô lưu trú trong thời gian làm việc tại Việt Nam. Hôm ấy các thày Liên Xô tặng lớp chúng tôi một ổ bánh kem cực lớn, trên mặt ổ bánh là con số 5 đỏ chót rất to tượng trưng cho số điểm tốt nghiệp của chúng tôi. Các thày ra bài toán là : làm cách nào để chia đều bánh cho từng sinh viên , ai cũng được bánh, ai cũng được một phần kem số 5 đỏ chót như nhau. Lúc đó chúng tôi nghĩ ra một sáng kiến là : bóc phần kem số 5 cắt ra làm nhiều phần đều nhau, sau đó cắt bánh phía dưới cũng như vậy rồi chia,  thế là rất công bằng, ai cũng được chia một phần như nhau cả bánh và kem. Mọi người vỗ tay hoan hô nhiệt liệt và sáng kiến được thực hiện tức thì. Đó là một kỷ niệm vui mà chúng tôi không thể nào quên.

2. Cán bộ giảng dạy Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 1962-1966

Tốt nghiệp kỹ sư đô thị tôi được giữ lại làm cán bộ giảng dạy Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội vào tháng 8 năm 1962 và được phân công vào Bộ Môn Kiến Trúc do Kiến trúc sư Phạm Ngọc Đăng làm tổ trưởng. Sau này ông Phạm Ngọc Đăng trở thành Giáo sư Tiến sĩ Khoa học và là Hiệu trưởng Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội vào những năm 1982-1990.

            Vừa lên Bộ Môn niên học 1962-1963 tôi được giao nhiệm vụ tham gia hướng dẫn đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp cho sinh viên lớp Cấp thoát nước khóa 4 của Trường và chuẩn bị giáo trình cho năm học sau. Tôi cũng được phân công làm tổ trưởng công đoàn lo cơm áo gạo tiền cho anh em trong tổ Bộ môn và đặc biệt là lo đám cưới cho Chủ nhiệm Khoa Xây dựng Nguyễn Sanh Dạn. Tôi còn nhớ khi ra cửa hàng bách hóa tổng hợp để mua hàng cho cô dâu chú rể theo tiêu chuẩn đám cưới (bánh kẹo thuốc lá, vải vóc, xoong nồi, giường, chiếu) các cô mậu dịch viên không xem kỹ giấy tờ  cứ bảo sao anh còn trẻ mà đã lấy vợ sớm thế. Lúc đó tôi 23 tuổi nhưng trông mặt còn trẻ như chỉ độ mười tám đôi mươi. Tôi chỉ tủm tỉm cười không nói gì cả.

            Tôi được phân công biên soạn giáo trình “ Cấp thoát nước” dạy cho sinh viên ngành Xây Dựng dân dụng và công nghiệp ngay sau đó. Việc soạn giáo trình thời đó thật khó khăn vì chưa có một giáo trình mẫu nào trước cả. Tôi phải dựa vào giáo trình của Liên Xô rồi kết hợp với đi thực tế khảo sát các hệ thống cấp thoát nước các đô thị trong nước để soạn ra một giáo trình hoàn toàn mới có thể nói là giáo trình về  cấp thoát nước lần đầu tiên xuất bản ở Việt Nam. Mặc dù vậy với bao cố gắng miệt mài, cuối cùng giáo trình cũng hoàn thành và chuẩn bị sẵn sàng cho niên học mới sắp khai giảng.

            Năm học 1963-1964 do sự phát triển các ngành Quy hoạch Đô thị và Cấp thoát nước, một số cán bộ trong nước và nước ngoài lần lượt về bổ sung cho Bộ môn, do đó Bộ môn Kiến trúc được tách làm 2 : Bộ môn Kiến trúc và Bộ môn Đô thị - Cấp thoát nước. Bộ môn Đô thị - Cấp thoát nước được thành lập năm 1964 do Phó tiến sĩ quy hoạch Trương Quang Thao – người mới đi học quy hoạch đô thị từ Liên Xô về làm Tổ trưởng Bộ Môn. Năm học này tôi được phân công giảng dạy môn học Cấp thoát nước cho sinh viên khóa 5 ngành Xây Dựng dân dụng và công nghiệp. Cũng trong năm học này tôi được cử đi dạy môn học “ Cấp thoát nước nông nghiệp” cho trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội. Lại phải soạn giáo trình mới trong đó đặc biệt nghiên cứu các hệ thống cấp thoát nước cho nông thôn, nông trường và cả các ga đường sắt nữa. Lớp học thật đông có tới 150 người. Tôi phải dùng loa phóng thanh treo lủng lẳng trước bảng đen trên lớp để giảng bài cho sinh viên. Phần lớn sinh viên trong lớp là cán bộ đi học, có người tuổi còn gấp đôi tuổi tôi nhưng học hành rất chăm chỉ và nghiêm chỉnh. Tôi còn nhớ mãi anh Nguyễn Hồng Bỉnh, sau này là Tiến sĩ, Giám Đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thành phố Hồ chí Minh và cùng sinh hoạt với tôi trong Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật TP HCM, dù lớn tuổi hơn nhưng lúc nào gặp tôi cũng gọi bằng thày một cách kính trọng.

a17

Thầy Vũ Hải thăm lại các thầy cô giáo bộ môn Cấp thoát nước

            Năm học 1964 – 1965 tôi được phân công tiếp tục dạy môn học Cấp thoát nước cho lớp Xây Dựng khóa 6 và chuẩn bị giáo trình Cấp thoát nước bên trong nhà và Mạng lưới cấp nước đô thị để dạy cho sinh viên chuyên ngành Cấp thoát nước. Cũng trong năm này tôi bắt đầu tham gia thiết kế trong đó có công trình “Nhà C9 Bách Khoa” – một  công trình nhà học 4 tầng hoàn toàn do cán bộ giảng dạy khoa  Xây Dựng thiết kế  dưới sự chủ trì của Kiến trúc sư, nay là Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn đức Thiềm - bổ xung vào thiết kế Trường Đại học Bách Khoa mới do Liên Xô viện trợ xây dựng. Ngoài ra tôi còn tham gia vào việc đi tìm vị trí xây dựng tháp truyền hình tại Tam Đảo theo yêu cầu của Đài truyền hình Việt Nam lúc bấy giờ. Chuyến đi Tam Đảo cũng rất thú vị. Phải trèo lên ngọn cao nhất của núi Tam Đảo cao tới 1200m. Đường đi quanh co uốn khúc, vượt qua cả trận địa tên lửa đang đặt trên sườn núi. Chúng tôi đi khảo sát địa hình, đi trên các con suối, trên vũng “nai đầm” để tìm nguồn nước cho trạm truyền hình tương lai. Công việc thật nặng nhọc vất vả nhưng cũng thật vui và háo hức , tự hào vì là những người đầu tiên đóng góp cho sự lớn mạnh của ngành truyền hình Việt Nam.

3. Cán bộ giảng dạy Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội 1966 -1980

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội được thành lập năm 1966 theo Quyết định số 144/CP ngày 8 tháng 8 năm 1966 của Hội đồng Chính Phủ trên cơ sở Khoa Xây dựng của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tách ra. Do yêu cầu phát triển của đất nước và được sự bổ sung nhiều cán bộ học ngành Cấp thoát nước từ Liên Xô về trường nên  ngày 4 tháng 1 năm 1967 Bộ môn Cấp thoát nước chính thức được thành lập trên cơ sở tách ra từ Bộ môn Đô thị - Cấp thoát nước do Phó tiến sĩ Ngô văn Sức làm Tổ trưởng (Chủ nhiệm) Bộ môn cùng với các thày : Trần Hữu Uyển, Vũ Hải, Trần Đình Cương, Lê Hoàng, Trần Vân Hải, Trần Hiếu Nhuệ, Lâm Minh Triết, Trần Cát, Đoàn Trinh... Đó là  những cán bộ giảng dạy nòng cốt đầu tiên khai sinh ra Bộ môn Cấp thoát nước thời bấy giờ.

4. Cán bộ thỉnh giảng các Trường Đại học phía Nam 1980-2011

Năm 1980 tôi chuyển công tác vào thành phố Hồ chí Minh là chuyên gia về lĩnh vực Nước & Môi trường và làm quy hoạch đô thị cho các tỉnh phía nam. Tuy không trực tiếp làm cán bộ giảng dạy nữa nhưng tôi luôn được các Trường Đại học phía nam mời tham gia giảng dạy và hướng dẫn tốt nghiệp cho sinh viên như : Trường Đại Học Bách Khoa TP HCM, Trường Đại học Kiến Trúc TP HCM,  Trường Đại học Mở bán công TP HCM,  Trường Đại học Tôn đức Thắng TPHCM, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn  TP HCM. Công tác giảng dạy chủ yếu là ở TPHCM nhưng đôi lúc cũng phải đi xa như : An Giang, Tiền Giang … để giảng dạy.

Việc giảng dạy bây giờ đỡ vất vả hơn vì có các công cụ hiện đại hỗ trợ như : máy tính, máy chiếu, micro … với các bài giảng và hình vẽ minh họa soạn trước ghi trong laptop. Tôi lại có dịp được gần gũi và truyền đạt lại những kiến thức, những kinh nghiệm gần 40-50 năm công tác của mình cho lớp sinh viên còn trẻ măng nhưng rất năng động, thông minh  và  tự hào về những đóng góp nhỏ bé của mình vào việc đào tạo lớp cán bộ tương lai cho đất nước.

5. Các giáo trình giảng dạy

Trong những năm sau đó tôi tiếp tục được phân công giảng dạy môn học Cấp thoát nước cho chuyên ngành Cấp nước cũng như các ngành khác như : Xây dựng, Kiến trúc, Thông gió, Kinh tế …và hướng dẫn tốt nghiệp cho hàng trăm sinh viên. Tôi là chủ biên , tham gia soạn thảo và cho in hàng loạt các giáo trình khác nhau phục vụ cho học tập của sinh viên như : Cấp thoát nước, Cấp thoát nước trong nhà (1970, 1982,1990); Mạng lưới cấp nước (1971); Xử lý nước thiên nhiên (1973); Cấp  nước cho công nghiệp (1977) Thiết kế đường đô thị (1986) … Ngoài ra tôi còn dịch 2 tài liệu của các giáo sư Liên Xô như : “ Tính toán mạng lưới cấp nước đô thị của Pốtspêlôva “ và “ Bảng tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước của Phêđôrốp & Vôncốp” làm tài liệu học tập cho sinh viên và tham khảo cho cán bộ thiết kế. 

Năm học 1964 – 1965 tôi được phân công tiếp tục dạy môn học Cấp thoát nước cho lớp Xây Dựng khóa 6 và chuẩn bị giáo trình Cấp thoát nước bên trong nhà và Mạng lưới cấp nước đô thị để dạy cho sinh viên chuyên ngành Cấp thoát nước. Cũng trong năm này tôi bắt đầu tham gia thiết kế trong đó có công trình “Nhà C9 Bách Khoa” – một  công trình nhà học 4 tầng hoàn toàn do cán bộ giảng dạy khoa  Xây Dựng thiết kế  dưới sự chủ trì của Kiến trúc sư, nay là Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đức Thiềm - bổ sung vào thiết kế Trường Đại học Bách Khoa mới do Liên Xô viện trợ xây dựng. Ngoài ra tôi còn tham gia vào việc đi tìm vị trí xây dựng tháp truyền hình tại Tam Đảo theo yêu cầu của Đài truyền hình Việt Nam lúc bấy giờ. Chuyến đi Tam Đảo cũng rất thú vị. Phải trèo lên ngọn cao nhất của núi Tam Đảo cao tới 1200m. Đường đi quanh co uốn khúc, vượt qua cả trận địa tên lửa đang đặt trên sườn núi. Chúng tôi đi khảo sát địa hình, đi trên các con suối, trên vũng “nai đầm” để tìm nguồn nước cho trạm truyền hình tương lai. Công việc thật nặng nhọc vất vả nhưng cũng thật vui và háo hức, tự hào vì là những người đầu tiên đóng góp cho sự lớn mạnh của ngành truyền hình Việt Nam.

3.Cán bộ giảng dạy Trường Đại học Xây dựng Hà Nội 1966 -1980

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội được thành lập năm 1966 theo Quyết định số 144/CP ngày 8 tháng 8 năm 1966 của Hội đồng Chính Phủ trên cơ sở Khoa Xây dựng của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tách ra. Do yêu cầu phát triển của đất nước và được sự bổ sung nhiều cán bộ học ngành Cấp thoát nước từ Liên Xô về trường nên ngày 4 tháng 1 năm 1967 Bộ môn Cấp thoát nước chính thức được thành lập trên cơ sở tách ra từ Bộ môn Đô thị - Cấp thoát nước do Phó tiến sĩ Ngô Văn Sức làm Tổ trưởng (Chủ nhiệm) Bộ môn cùng với các thày : Trần Hữu Uyển, Vũ Hải, Trần Đình Cương, Lê Hoàng, Trần Vân Hải, Trần Hiếu Nhuệ, Lâm Minh Triết, Trần Cát, Đoàn Trinh... Đó là  những cán bộ giảng dạy nòng cốt đầu tiên khai sinh ra Bộ môn Cấp thoát nước thời bấy giờ.

4. Cán bộ thỉnh giảng các Trường đại học phía Nam 1980-2011

Năm 1980 tôi chuyển công tác vào thành phố Hồ chí Minh là chuyên gia về lĩnh vực Nước & Môi trường và làm quy hoạch đô thị cho các tỉnh phía nam. Tuy không trực tiếp làm cán bộ giảng dạy nữa nhưng tôi luôn được các Trường Đại học phía nam mời tham gia giảng dạy và hướng dẫn tốt nghiệp cho sinh viên như : Trường Đại Học Bách Khoa TP HCM, Trường Đại học Kiến Trúc TP HCM,  Trường Đại học Mở bán công TP HCM,  Trường Đại học Tôn Đức Thắng TPHCM, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM. Công tác giảng dạy chủ yếu là ở TPHCM nhưng đôi lúc cũng phải đi xa như : An Giang, Tiền Giang … để giảng dạy.

Việc giảng dạy bây giờ đỡ vất vả hơn vì có các công cụ hiện đại hỗ trợ như: máy tính, máy chiếu, micro … với các bài giảng và hình vẽ minh họa soạn trước ghi trong laptop. Tôi lại có dịp được gần gũi và truyền đạt lại những kiến thức, những kinh nghiệm gần 40-50 năm công tác của mình cho lớp sinh viên còn trẻ măng nhưng rất năng động, thông minh  và  tự hào về những đóng góp nhỏ bé của mình vào việc đào tạo lớp cán bộ tương lai cho đất nước.

5. Các giáo trình giảng dạy

Trong những năm sau đó tôi tiếp tục được phân công giảng dạy môn học Cấp thoát nước cho chuyên ngành Cấp nước cũng như các ngành khác như : Xây dựng, Kiến trúc, Thông gió, Kinh tế …và hướng dẫn tốt nghiệp cho hàng trăm sinh viên. Tôi là chủ biên, tham gia soạn thảo và cho in hàng loạt các giáo trình khác nhau phục vụ cho học tập của sinh viên như: Cấp thoát nước, Cấp thoát nước trong nhà (1970, 1982,1990); Mạng lưới cấp nước (1971); Xử lý nước thiên nhiên (1973); Cấp  nước cho công nghiệp (1977); Thiết kế đường đô thị (1986) … Ngoài ra tôi còn dịch 2 tài liệu của các giáo sư Liên Xô như: “ Tính toán mạng lưới cấp nước đô thị của Pốtspêlôva “ và “ Bảng tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước của Phêđôrốp & Vôncốp” làm tài liệu học tập cho sinh viên và tham khảo cho cán bộ thiết kế. 

Thầy Vũ Hải và các thầy cô giáo bộ môn Cấp thoát nước  năm 2006

6. Công tác nghiên cứu khoa học

Công tác nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ không thể thiếu đối với một cán bộ giảng dạy Đại học. Trong thời gian công tác ở Trường Đại học Bách Khoa & Xây dựng Hà Nội, tôi đã chủ trì và tham gia nghiên cứu tới 9 công trình nghiên cứu khoa học lớn nhỏ khác nhau cấp nhà nước, cấp Bộ, cấp Trường. Trong đó đáng kể là :

            - Xây dựng “ Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước và thoát nước bên trong các công trình kiến trúc dân dụng” TCXD 18-64 và TCXD 19-64. Xây dựng “ Tiêu chuẩn cấp nước đô thị ” TCXD 33-68 .  Các tiêu chuẩn này do Ủy ban kiến thiết cơ bản nhà nước chủ trì và tôi tham gia với tư cách là đại diện của Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội và là chủ biên tiêu chuẩn.

- Chủ trì một số đề tài nghiên cứu khác như : “Thoát nước mưa trên mái “, “ Nghiên cứu hạ hàm lượng sắt trong nước cấp cho Xí nghiệp khăn mặt khăn tay Hà Nội “, “ Nâng cao khả năng phục vụ của mạng lưới cấp nước Hà Nội ”.

            - Tham gia đoàn chuyên gia Trường Đại học Xây dựng lập luận chứng kinh tế kỹ thuật lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy lọc hóa dầu 6trT/năm cho Tổng cục dầu khí, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy luyện kim màu và đen cho Ủy ban kế hoạch nhà nước. Để thực hiện đề tài nghiên cứu này chúng tôi đã đi khảo sát địa điểm ở nhiều nơi từ Bắc vào Nam như : Núi Đính – Ninh Bình, Tĩnh Gia – Thanh Hóa – Cam Ranh – Khánh Hòa, Thành tuy Hạ - Đồng Nai, Xuân Mai – Chương Mỹ, Hòa Bình…, tính toán so sánh các phương án khác nhau để chọn địa điểm xây dựng tối ưu. Riêng tôi được phân công tìm nguồn nước, nghiên cứu so sánh các phương án cấp nước, thoát nước khác nhau; nghiên cứu xử lý nước thải các nhà máy lọc hóa dầu , các phương pháp tính toán mới về khả năng tự làm sạch của nước sông, biển để tránh ô nhiễm…

            Sau này khi chuyển công tác vào TP HCM tôi còn tham gia nhiều đề tài NCKH cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Công ty khác nữa như : Hồ chứa nước phục vụ cho các vùng mặn và phèn vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đánh giá chất lượng nguồn nước các sông rạch chính vùng ĐBSCL, Nghiên cứu xử lý nước phèn phục vụ cấp nước sinh hoạt cho vùng ĐBSCL, Nghiên cứu áp dụng công nghệ xử lý môi trường cho các khu dân cư vùng lũ ĐBSCL, Nghiên cứu các giải pháp chống ngập cho TP HCM, giải pháp lấy vớt rác trên sông kênh rạch TPHCM,Nghiên cứu quy hoạch tổng thể khu chôn lấp chất thải rắn và các công trình xử lý đi kèm đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam…..

7. Chuyến công tác đặc biệt thiết kế các nhà máy đồ hộp xuất khẩu

Trong thời gian công tác tại Trường Đại học xây dựng Hà Nội tôi đã tham gia thiết kế nhiều công trình của đất nước như : Rạp xinê Thái Bình , Trường Đại học Y khoa Hà Nội, các nhà máy đồ hộp xuất khẩu Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa … Rất nhiều kỷ niệm trong những chuyến đi thiết kế này mà tôi còn nhớ mãi. Lúc đó là vào năm 1966 do máy bay Mỹ thường xuyên ném bom miền Bắc nên Chính Phủ chủ trương chuyển các nhà máy ra khỏi đô thị, xây dựng các nhà máy mới tại nông thôn. Chúng tôi được Bộ Ngoại thương mời tham gia tìm địa điểm và thiết kế các nhà máy đồ hộp xuất khẩu tại các vùng nông thôn.

Tại Tuyên Quang chúng tôi - gồm cán bộ giảng dạy và một số sinh viên năm cuối làm đồ án tốt nghiệp bằng đề tài thực tế - đi thiết kế nhà máy đồ hộp xuất khẩu Tuyên Quang tại địa điểm ngay cạnh sông Lô. Có nhiều thày giáo thuộc nhiều Bộ môn khác nhau cùng tham gia như : công nghệ thực phẩm, kiến trúc, kết cấu xây dựng, cấp thoát nước, điện v…v… Tôi được phân công chủ trì thiết kế hệ thống cấp thoát nước cho nhà máy. Nguồn nước cho nhà máy là sông Lô bên cạnh nhưng dao động mực nước quá lớn nên chúng tôi phải thiết kế trạm bơm nổi trên mặt nước; bơm được đặt trên thuyền nổi với hệ thống neo đậu rất chắc chắn; có lẽ đây là trạm bơm nổi đầu tiên ở Việt Nam. Sau những buổi làm việc khẩn trương vất vả , chúng tôi đã trình bày đồ án thiết kế tại một địa điểm sơ tán trong rừng dưới gốc những cây cổ thụ xum xuê. Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang lúc ấy là một đồng chí người dân tộc, chỉ còn 1 mắt còn mắt kia đã bị mất do chiến đấu, sau khi họp đã đãi chúng tôi một bữa tiệc trong rừng thật ấn tượng.

            Sau khi hoàn thành đồ án thiết kế nhà máy đồ hộp xuất khẩu Vĩnh Phúc chúng tôi tập kết về thị xã Vĩnh Yên để chuẩn bị chiều tối lên tàu hỏa về Thủ đô Hà Nội. Buổi chiều hôm ấy tôi và một số học trò đang ăn cơm thì  nghe tiếng ùng oàng và tiếng máy bay gầm rú trên bầu trời. Bỗng một tiếng nổ ầm vang, chúng tôi bỏ mâm cơm chạy vội ra  giao thông hào gần đó. Một đám lửa cháy bùng trên đồi cỏ và một con bò cháy thui ngay bên cạnh. Đó là quả tên lửa mà phi công Mỹ và Việt Nam đã bắn nhau từ trên trời rớt xuống. Thật là hú vía : chúng tôi không ai bị làm sao và đêm hôm đó thày trò tức tốc quay về Hà Nội.

            Tôi còn nhớ mãi chuyến đi đầy khói lửa để thiết kế nhà máy đồ hộp xuất khẩu Thanh Hóa. Hôm ấy đoàn cán bộ và sinh viên chúng tôi đi trên 2 chiếc xe com măng ca – một loại xe dã chiến của Liên Xô thường dùng đi công tác thời ấy. Trời bắt đầu tối chúng tôi mới tới cầu Hàm Rồng thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đây là một chiếc cầu lịch sử : nơi mà quân dân ta đã đọ sức quyết liệt với không quân Mỹ, đã bắn rơi hơn 100 máy bay Mỹ các loại và cũng là nơi biên đội Phạm ngọc Lan – phi công nhân dân việt Nam lần đầu tiên xuất trận – đã dùng máy bay Mig 17 của Liên Xô bắn rơi máy bay F105 của Mỹ được mệnh danh là “ Thần sấm sét” hiện đại hơn nhiều.

                        “ Đôi cánh bạc chao mình trên trời biếc

                        Xé màn mây vút thẳng tới trời cao

                        Ôi có phải cánh chim này không nhỉ ?

                        Bắn tan thây “Thần sấm sét” hôm nào …

                       ( Trích thơ : Đôi cánh thiên thần – Vũ Hải )

Khi chúng tôi tới chân cầu Hàm Rồng thì thấy cầu rực sáng. Tưởng là ánh điện trên cầu Hàm Rồng nhưng khi hỏi thăm thì người dân địa phương nói đó là pháo sáng do máy bay Mỹ thả trên cầu và không thể đi lối qua cầu được vì hồi chiều máy bay Mỹ đã đánh sập cầu Đò Lèn – một chiếc cầu ở phía trước cầu Hàm Rồng. Chúng tôi phải chuyển sang đi lối rẽ qua một cầu phao dã chiến mới có thể vượt qua sông Mã để đi tiếp, vì đích đến của chúng tôi là ngã ba Bông trên sông Mã – nơi dự định đặt nhà máy thiết kế.

Khi vừa tới chân cầu phao chuẩn bị vượt sông thì bỗng dưng một chiếc xe của chúng tôi chết máy. Sau khi tìm hiểu sửa chữa mãi không được, chúng tôi đành phải đẩy chiếc xe vào dấu trong ruộng mía rồi tìm vào xóm dân ở chân cầu Hàm Rồng trú ngụ qua đêm. Phải đến gần tối hôm sau chúng tôi mới lại qua cầu phao vì ban ngày không dám đi, sợ máy bay Mỹ trên trời phát hiện và bắn phá. Lái xe của chúng tôi xem lại máy không thấy hư hỏng gì, chẳng qua là hết xăng nên máy không chạy mà thôi. Đêm hôm đó chúng tôi vượt qua sông Mã để đến địa điểm khảo sát. Sáng hôm sau chúng tôi được chính quyền địa phương thông báo là đêm qua lúc 3-4 h sáng máy bay Mỹ đã ném bom trúng vào xóm dân mà chúng tôi đã trú ngụ tối hôm trước, gây ra bao nhiêu đau thương tang tóc cho bà con . Chúng tôi thật may mắn đã thoát chết trong gang tấc.

            Chúng tôi đến ngã ba Bông để khảo sát một khu vực đồi cây đất đỏ tương đối bằng phẳng. Không có bản đồ địa hình đo đạc sẵn.  Vì thời chiến không thể mang máy thủy bình đi đo độ cao nên chúng tôi nẩy ra sáng kiến dùng phương pháp thủy bình, dây và thước để xác định cao độ cũng như  dùng sào để đo mức nước và độ sâu của đáy sông. Tuy không thật chính xác nhưng cũng có đủ số liệu cần thiết để phục vụ cho thiết kế. Chúng tôi nhớ mãi những đồi thông xanh mướt, lộng gió ở huyện Nông Cống Thanh Hóa, nhớ đêm rằm trung thu tuyệt đẹp bên bờ sông Chu , nhớ mãi tình bạn thời trai trẻ cùng nhau hát vang bài ca “ Vầng trăng cao cao “ không biết của ai đó mà chúng tôi đều thuộc và hát bằng tiếng Anh , tiếng Việt rất du dương, ngọt ngào :

                                                “ The Moon is hight

                                                The Sky is blue

                                                And here am I

                                                But where are you ?

Tạm dịch như sau :

                                                “ Vầng trăng cao cao

                                                Bầu trời trong xanh

                                                Anh ở nơi đây

                                                Còn em ở đâu ?

Trong số những người bạn cùng hát bài “ Vầng Trăng cao cao “ đêm đó tôi còn nhớ có tiến sĩ công nghệ thực phẩm Lưu Duẩn, tiến sĩ kết cấu Đoàn Định Kiến, kiến trúc sư Trần văn Huyền …  Sau chuyến công tác kéo dài hơn 3 tháng để thiết kế các nhà máy đồ hộp xuất khẩu chúng tôi đã được Bộ Ngoại Thương cấp bằng khen. Đó là một phần thưởng xứng đáng cho đoàn cán bộ và sinh viên trường Đại học Xây dựng chúng tôi trong những năm tháng chiến tranh ác liệt.

8. Thầy chủ nhiệm sinh viên vô cùng quý mến

Trong thời gian làm cán bộ giảng dạy tại trường Đại học Xây dựng tôi được phân công làm giáo viên chủ nhiệm cho các lớp sinh viên K13, K15 ... ngành Cấp thoát nước. Nhiệm vụ của thày chủ nhiệm là : nắm tình hình học tập và sinh hoạt của sinh viên, tìm hiểu nguyện vọng của sinh viên, làm cầu nối giữa sinh viên và nhà trường để giúp đỡ sinh viên học tập tốt. Tôi luôn luôn vui vẻ, nhiệt tình, đi sâu đi sát hết lòng vì sinh viên, luôn lắng nghe và hiểu được tâm tư, nguyện vọng của sinh viên nên được các em vô cùng quý mến. Hồi đó để tạo cho các em lòng yêu ngành nghề mà mình học tập, Bộ môn thường tổ chức ngày hội hàng năm của ngành Cấp thoát nước và trong ngày hội đó năm nào sinh viên cũng đề nghị thày Hải phải lên hát bài “ Đôi tay em kéo” cho được mới thôi. Đây là bài về Nước tôi không nhớ rõ do nhạc sĩ nào sáng tác nhưng  tôi đã chế lại lời bài hát đó cho có vẻ vui vui và hài  hước như sau :

                                    Đôi tay em kéo lên gầu nước trong

                                    Nước giếng như gương in hình bóng em…

                                    Nhớ tới những năm xưa ta dùng nước bẩn

                                    Cả làng đôi mắt sưng vù

                                    Cả làng đôi mắt toét nhoèn

                                    Cho đến hôm nay ta dùng nước sạch

                                    Là nhờ ơn, là nhờ ơn ….

                                    Các đồng chí trong ngành Cấp thoát nương (nước) …

 Sau này khi ra trường nhiều sinh viên còn nhắc đến thày Hải với bài hát này như một kỷ niệm khó quên.

9. Chiến tranh phá hoại miền Bắc và cuộc sống nơi sơ tán của các trường Đại học khi về nông thôn 1965 - 1972

Năm 1965 thất bại trong cuộc chiến với quân dân miền Nam, đế quốc Mỹ âm mưu dùng chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh ra miền Bắc Việt Nam để triệt phá nguồn tiếp tế cho chiến trường miền Nam mong, giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh. Mỹ tuyên bố : Đưa miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá, làm cho miền Bắc kiệt quệ không còn khả năng chi viện cho chiến trường miền Nam nữa. Đứng trước nguy cơ Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc có thể gây tổn thất lớn về người và của cho nhân dân, Chính phủ chủ trương sơ tán người dân đô thị về nông thôn và các Trường Đại học cũng được lệnh tìm nơi thích hợp để sơ tán, tiếp tục công việc giảng dạy, học tập, đào tạo nhân tài cho đất nước.

Từ mùa hè năm 1965 một bộ phận cán bộ và sinh viên Khoa Xây Dựng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã lên sơ tán tại Lạng Sơn giáp biên giới với Trung Quốc. Năm 1966 khi Khoa Xây Dựng tách khỏi trường Đại học Bách Khoa để thành lập trường Đại học Xây Dựng Hà Nội thì toàn thể cán bộ và sinh viên trường Đại học Xây Dựng được sơ tán về 2 huyện Gia Lương và Quế Ổ thuộc tỉnh Hà Bắc cũ , nay là tỉnh Bắc Ninh. Chúng tôi sơ tán tại thôn Tiểu Than xã Đại Than huyện Gia Lương của tỉnh Hà Bắc. Đây là một làng quê yên bình của đồng bằng Bắc Bộ nằm bên con sông Đuống, một nhánh của sông Hồng rất nổi tiếng qua bài thơ „ Bên kia sông Đuống „ của thi sĩ Hoàng Cầm :

                          Em ơi !

                         Buồn làm chi

                        Anh đưa em về bên kia sông Đuống

                        Ngày xưa cát trắng phẳng lì

                        Sông Đuống trôi đi

                        Một dòng lấp lánh

                       Nằm nghiêng nghiêng trong

kháng chiến trường kỳ...

Đây là vùng đất Kinh Bắc – quê hương của những làn dân ca quan họ nổi tiếng „ Cây trúc xinh” „ Qua cầu gió bay” “Troáng côm”„ Người ơi người ở đừng về „  ...

Mới đầu chúng tôi – cán bộ và sinh viên – chia nhau ở trong nhà dân, cứ 2 – 4 người ở trong một nhà dân. Không kịp xây dựng lớp học, thày và trò tìm các bụi tre già có bóng mát làm nơi học tập. Chiếc bảng đen được dựng vào thờ tre, thày giảng bài và trò cắm cúi ghi chép. Mỗi sinh viên được phát 1 chiếc gỗ xếp tự mình mang đến lớp học. Cuốn tập để trên đùi sinh viên cứ thế ngồi và ghi chép hết những lời thày giảng. Chẳng có sách giáo khoa, chẳng có dụng cụ hỗ trợ học tập nào nhưng trò học tập rất say sưa, chăm chỉ và kết quả học tập thật không ngờ. Có thể nói những sinh viên thời sơ tán còn học giỏi hơn cả các sinh viên thời hiện đại bây giờ khi có đủ các thiết bị học tập tối tân nhưng lại mải ăn chơi không chăm chú lo học tập.

Cuộc sống nơi sơ tán thật vất vả và gặp nhiều khó khăn. Đèn điện không có, phải dùng đèn dàu tù mù, muội khói và nóng. Cơm ăn được nấu ở bếp tập thể nhưng thức ăn chẳng có gì, nhiều khi chỉ có canh toàn quốc tức là canh toàn nước chỉ có chút rau muống và muối nấu lên mà aên thôi. Gạo không đủ, phải ăn thêm bột mì viện trợ nhưng không có bột nở nên mỗi bữa ăn chỉ là một nắm bột mì luộc chín cứng như đá mà vẫn cứ phải nhai. Để cải thiện đời sống cho cán bộ và sinh viên Ban lãnh đạo Khoa cử cán bộ giảng dạy thay nhau trực tiếp làm bếp trưởng quản lý bếp ăn tập thể. Bếp trưởng có nhiệm vụ quản lý tốt số lương thực và thực phẩm mà nhà nước cung cấp, ngoài ra đi chợ địa phương để mua thêm thực phẩm tươi sống, giá rẻ để nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày. Hàng tuần công đoàn cán bộ tổ chức các „Đêm đời sống” với các món ăn ngon, giá rẻ do cán bộ tự tay chế biến và phục vụ. Đồng thời với việc ăn uống là tổ chức chương trình ca nhạc „cây nhà lá vườn” rất vui nhộn. Kết quả là đời sống cán bộ và sinh viên được cải thiện, tinh thần học tập của sinh viên ngày  một nâng cao. 

Do phải sống lâu dài ở nơi sơ tán nên Chính phủ, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp đã giành một khoản kinh phí lớn cho các Trường Đại học để xây dựng các công trình tạm thời bằng tranh tre nứa lá phục vụ việc giảng dạy học tập và nơi ăn chốn ở cho sinh viên và một số gia đình cán bộ công nhân viên. Tôi được Ban chủ nhiệm Khoa Xây dựng cử làm Trưởng ban Kiến thiết Khoa chuyên lo xây dựng nhà cửa tại khu sơ tán. Ban Giám hiệu nhà trường lúc đó do ông Nguyễn sanh Dạn làm Hiệu Trưởng sơ tán tại xã Quế Ổ huyện Quế Võ tỉnh Hà Bắc và Khoa Xây Dựng của chúng tôi do ông Đỗ Quốc Sam làm Chủ nhiệm Khoa, sơ tán tại xã Đại Than huyện Gia Lương Tỉnh Hà Bắc. Ông Đỗ quốc Sam sau này là Hiệu trưởng Trường Đại học Xây Dựng, Chủ nhiệm Ủy ban kiến thiết cơ bản nhà nước và sau đó là Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước.

Do chưa làm công tác kiến thiết bao giờ nên lúc đầu tôi rất lo lắng và lúng túng, nhưng được sự động viên hỗ trợ của Ban Chủ nhiệm Khoa Xây dựng tôi lao ngay vào công việc với tinh thần hăng hái say sưa. Hàng ngày tôi phải đi mua vật liệu xây dựng như : tranh, tre, lá lợp của dân; mua lại nhà cũ của dân để sửa lại; mua sắt thép xi măng gạch do nhà nước cung cấp để xây dựng công trình; làm việc với đội xây dựng địa phương để giao khoán các hợp đồng xây dựng; lĩnh tiền từ Phòng Tài vụ nhà trường ở Quế Ổ về thanh toán cho thợ và dân địa phương. Công việc thật bộn bề, vất vả nhưng tôi đã hoàn thành một cách xuất sắc, góp phần ổn định đời sống và học tập cho cán bộ, sinh viên của Khoa Xây Dựng tại nơi sơ tán.

10. Những chuyến xe thoi đưa bão táp

Xe đạp : Đó là phương tiện duy nhất mà chúng tôi có thể sử dụng lúc bấy giờ để đi xa. Tôi đã dùng nó để đi công tác từ Khoa sang Trường, từ Hà Nội đến nơi sơ tán và ngược lại; chở cả gia đình đi sơ tán cũng chỉ với một chiếc xe đạp duy nhất mà thôi. Hồi đó có được chiếc xe đạp là một xa xỉ phẩm và là mơ ước của bao người. Tôi còn nhớ sau khi ra trường, lên làm cán bộ giảng dạy được 2 – 3 năm tôi mới mua được chiếc xe đạp đầu tiên trong đời, mà là xe phân phối chứ không phải xe cung cấp (xe cung cấp giá rẻ hơn). Mà phải bình bầu 5 lần 7 lượt mới được. Tôi còn nhớ  hồi đó  các cô gái  kén chồng phải là người có „ xe Thống Nhất” có „ đài đeo hông” mới lấy, mới oai dù chỉ là đài bán dẫn bằng galen thôi chứ có gì cao siêu đâu. Tôi có rất nhiều kỷ niệm về chiếc xe đạp thời sơ tán và nhiều chuyến đi lịch sử với chiếc xe đạp này. Trước hết là những chuyến đi như con thoi từ Khoa sang Trường, từ huyện Gia Lương sang huyeän Quế Võ. Đoạn đường đi chỉ khoảng 20km thôi nhưng là đường đất ngoằn ngoèo đi dọc theo hai bờ đê sông Đuống, những lúc gặp trời mưa thì bùn dính bết vào bánh xe không tài nào đạp nổi. Rồi phải vượt qua sông Đuống bằng thuyền cũng khá vất vả : phải vác xe xuống thuyền xếp hàng trong thuyền rồi mới kiếm chỗ ngồi ổn định sang sông.

            Vì gia đình tôi ở Hà Nội nên hàng tháng tôi phải đạp xe từ nơi sơ tán về Hà Nội thăm gia đình. Có hôm trên đường đạp xe về Hà Nội còi báo động rú lên. Tôi vội vàng quẳng xe bên vệ đường và lao vội vào một hố cá nhân bên đường để trú ẩn. Tiếng bom nổ ùng oàng, tiếng cao sạ rít trên đầu, tên lửa bay lên rạch xé bầu trời để lại vệt khói trắng đen dài ngoằn ngoèo và tiếng gầm rú của máy bay không chiến. Ngồi dưới hầm cá nhân tôi ngước mắt lên nhìn bầu trời và bỗng nhiên một chiếc máy bay bốc cháy đâm xuống mặt đất cách chỗ tôi không xa. Thật là hú vía. Khi còi báo yên vang lên tôi tiếp tục đạp xe lên đường thì thấy chiếc máy bay rơi ngay cạnh đường đang nghi ngút khói. Về tới Hà Nội thì trời tối mịt, gió mùa đông bắc thổi về lạnh buốt, mưa bay lất phất mà chúng tôi phải vượt qua sông Hồng rộng mênh mông bằng thuyền chứ không phải bằng cầu như mọi khi, do cầu Long Biên mới bị máy bay Mỹ đánh sập một nhịp đang sửa chữa và cầu phao bị hỏng. Phải đến 9 – 10 giờ đêm tôi và anh bạn Trần Cát mới về tới nhà và một bữa cơm nóng hổi ăn với nước mắm chanh ớt thôi nhưng mới ngon làm sao. Anh Trần Cát sau này là Phó giáo sư Tiến sĩ và là Bí thư Đảng ủy của Trường Đại học Đà Nẵng. Những ngày mưa đi trên đường từ Hà Nội lên khu sơ tán thật là một cực hình. Con đường đá đất đỏ từ Thuận Thành  đến Gia Lương chỉ hơn 15 km thôi thường ngày chỉ đi hơn 1 tiếng đồng hồ nhưng khi trời mưa phải 3 – 4 tiếng mà cũng chưa đến nơi. Thôi thì ổ gà ổ voi, đường trơn mưa trượt. Bùn cát bám đầy lốp xe cứ đi một đoạn lại phải xuống xe lấy que gạt hết bùn đất mới đi tiếp được.

Tôi còn nhớ mãi chuyến đi bão táp khi chở toàn thể gia đình lên khu sơ tán ở huyện Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc cũ . Đó là ngày 26 tháng 12 năm 1972 , một  ngày sau khi Mỹ ném bom làm sập gian giữa của nhà ga hàng Cỏ Hà Nội. Nhà tôi ở cách ga 1km cũng bị một mảnh bom rớt trúng mái nhà làm lủng một lỗ trên mái ngói. Tờ mờ sáng chúng tôi lên đường. Vợ tôi ngồi ở yên sau, thằng con trai tôi 7 tuổi ngồi ở thanh ngang phía trước xe đạp, thế rồi lủng củng nồi niêu xoong chảo bát đĩa và những túi quần áo đeo lủng lẳng hai bên ghi đông. Mưa phùn gió bấc. Đạp ngược gió. Xe cũ rệu rã, đạp nặng, xích xe thỉnh thoảng lại trượt khỏi đĩa. Thế mà đến trưa tôi cũng chở cả gia đình đến được nơi sơ tán cách Hà Nội trên 30km. Tôi không hiểu sức lực thời trai trẻ hồi ấy như thế nào mà tôi có thể hoàn thành chuyến đi bão táp như vậy. 

11. Máy bay Mỹ thảm sát trường Đại học Xây dựng Hà Nội

Đó là ngày chủ nhật 10 tháng 9 năm 1972. Lúc đó trường Đại học Xây Dựng đã rời khỏi nơi sơ tán ở Hà Bắc từ năm 1970 để tập kết về trên trên đồi Hương Canh, cách thị trấn Hương Canh thuộc tỉnh Phúc Yên chừng 4-5 km và cách Hà Nội khoảng 40 km. Sở dĩ Trường không về Hà Nội mà tập trung ở đây vì khi đó Chính Phủ có chủ trương dời Thủ Đô về thị xã Vĩnh Yên để gắn kết với Tam Đảo – nơi có thể xây dựng các hầm trú ẩn sâu trong lòng đất để tránh bom, thậm chí cả bom nguyên tử. Trường được xây dựng trên ngọn đồi Hương Canh trải dài 2-3 km với hàng trăm ngôi nhà san sát nhau như bát úp trên mặt đất đá sỏi màu đỏ cạch.

Lúc 8 giờ sáng tôi còn dắt 2 con trai đến thăm lớp học ở khu Hiệu bộ (khu vực các cơ quan đầu não của Trường) mà Trường vừa xây dựng xong để phục vụ cho con em cán bộ của nhà trường sơ tán veà ñaây hoïc và đang chuẩn bị thứ hai sẽ khai giảng năm học mới. Vừa về đến khu nhà ở của Khoa Xây dựng cách khu Hiệu bộ khoảng 2 km được nửa giờ , đúng 10 giờ 30 phút sáng hôm đó hàng loạt máy bay Mỹ bổ nhào ném bom hủy diệt trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội. Hàng chục nóc nhà bốc cháy, hơn 200 người gồm cán bộ và sinh viên của Trường đã chết và bị thương trong đó riêng số bị chết là 61 người. Thiệt hại nặng nhất là khu Hiệu bộ trong đó có nhiều cán bộ giảng dạy thuộc Bộ môn Mác Lê Nin và cả bà vợ ông Hiệu trưởng của Trường. Cũng may tôi và các con đã dời khỏi khu vực Hiệu bộ sớm nên không sao,nếu chỉ về chậm nửa tiếng thôi chắc là sẽ không còn trên cõi đời này. Tuy vậy khu nhà tôi ở cũng bị mảnh bom văng vào, căn bếp nhỏ của gia đình tôi lủng một lỗ to trên nóc. Vừa dứt đợt đánh bom đầu tiên tôi cùng vợ con vọt lên từ hố tránh bom cá nhân trên đỉnh đồi, lao xuống chân đồi chui vào khu hầm bê tông cốt thép ở dưới chân đồi để tránh bom cho an toàn. Nghe người ta kể thì đây là căn hầm do kỹ sư Tạ Đình Đề làm để cất dấu tài liệu cho Tổng Cục Đường sắt lúc bấy giờ. Ông Tạ Đình Đề nguyên là cận vệ của Bác Hồ - người nổi tiếng với tài bắn súng bách phát bách trúng, kể cả bắn trúng con chim đang bay trên trời hoặc mẩu thuốc lá ném lên cao rơi xuống.Vừa đến cửa hầm Tạ Đình Đề thì một cảnh tượng hãi hùng xảy ra làm cho chúng tôi vô cùng kinh hãi : một xác chết ngồi dựa vào thành hầm bê tông ngay ở cửa vào, miệng còn đang rỉ máu. Đó là anh Đường – nhân viên Phòng Thí nghiệm Bộ môn Cấp thoát nước bị mảnh bom thả xuống đồi trước mặt văng trúng vào hạ bộ. Anh ta lết được đến cửa hầm thì khựng lại không đi được nữa và chết luôn. Không còn cách nào khác, chúng tôi đành phải bước qua xác anh Đường để chui vào bên trong hầm trú ẩn cho an toàn. Cả buổi chiều và tối hôm đó Trường Đại học Xây Dựng hối hả đào huyệt chôn mấy chục xác chết trên một ngọn đồi gần đó cũng như vận chuyển số người bị thương đến các bệnh viện gần nhất. Đó là một ngày đau thương tang tóc cho toàn trường, là ngày căm thù sâu sắc với tội ác của đế quốc Mỹ không thể nào quên. Buổi tối hôm đó Đài Phát Thanh “ Tiếng nói Việt Nam” và nhiều đài khác trên thế giới kịch liệt tố cáo tội ác của Mỹ bằng những lời đanh thép, đang không hủy diệt hàng trăm con người vô tội không có một tấc sắt trong tay.

 

 

Quay lại mục lục